Anh chị đang tìm cách đặt di ảnh thờ sao cho hợp thuần phong mỹ tục, hợp với truyền thống của ông cha ta để lại phải không ạ. Nhiều trang mạng, thông tin đại chúng có bài viết về vấn đề này nhưng không đủ. Do đó bài viết này gomsuloian.vn sẽ tổng hợp lại cách đặt di ảnh trên bàn thờ từ các chuyên gia và ý kiến cộng đồng.
1. Cách đặt di ảnh trên bàn thờ.
Câu nói được lưu truyền trong dân gian như sau: “Nam Tả, Nữ Hữu”. Ý nghĩa như sau: Tả: phía bên trái, Hữu phía bên phải. Do đó Khi đặt di ảnh thờ đặt ảnh nam bên trái, di ảnh người nữ bên phải.
Biết rằng đặt Nam bên trái, Nữ bên phải, nhưng câu chuyện ở đây là: Đặt như thế nào cho đúng, góc nhìn để đặt ra sao.
Rất nhiều gia đình khi em đi tư vấn thì di ảnh thờ đặt trên bàn đều sai. Vấn đề là góc nhìn phải từ bàn thờ ra chứ không phải từ người lễ vào. Tức anh chị đặt góc nhìn của bản thân vào bàn thờ sẽ có cách đặt di ảnh trên bàn thờ là nam bên trái, di ảnh nữ bên phải. Nếu là góc nhìn từ người thực hiện hành trì thì di ảnh nam nằm bê phải, di ảnh nữ nằm bên trái. Nếu làm ngược lại là sai truyền thống của các cụ. Vậy có sao không? trả lời thực là chẳng làm sao cả, việc đặt ngược như vậy không có gì sai cả. quan trọng là lòng thành và tâm trong sạch là được.
Đạo phật có câu: Phụ mẫu tại đường như phật tái thế. Cha mẹ còn sống như phật đang tái thế. Nếu anh chị ra chùa sẽ thấy các sư trong chùa không chia theo kiểu “Nam Tả Nữ Hữu” mà họ đặt tùm lum, ảnh to ảnh nhỏ trông rất không trang nghiêm, tại sao lại như vậy bởi quan điểm Nam Tả Nữ Hữu chỉ xuất hiện trong đạo giáo chứ không có trong đạo phật. Một dẫn chứng khác là khi anh chị ra các nghĩa trang liệt sỹ khi được quy tập về cũng không có nam trái nữ phải gì hết xếp cạnh nhau cả.
Nhưng mà lưu truyền trong trần gian có câu: “Có thờ có thiêng có kiêng có lành” việc anh chị làm theo truyền thống ông cha để lại “Nam tả nữ hữu ” hoàn toàn đúng không có gì sai cả. Quan trong nhất là cúng bái phải có lòng thành, tâm địa trong sáng.
Nếu gia đình anh thờ cả gia tiên tiền tổ vẫn theo nguyên tắc “Nam Tả Nữ Hữu” nhưng chia cấp bậc ra từ cao xuống thấp. Các cụ trên cùng, cao nhất sau đó đến các ông các bà, rồi tới cha mẹ.
Nếu anh chị đặt chung ban thờ nội ngoại vào chung 1 bàn thờ có được không. Phờ phượng là phước hạnh cho con cháu biết được truyền thống hiếu kính cha mẹ. Do đó hoàn toàn có thể được. Nhưng theo quan điểm của Nho giáo việc thờ phượng và gia tài cha mẹ chỉ cho con trai trưởng đảm nhiệm. Nhưng theo luật kế thừa của Việt Nam và toàn bộ thế giới đã thay đổi mọi người con đều thờ phượng cha mẹ. Nên việc đặt di ảnh cả ông bà nội ngoại lên chung một bàn thờ hoàn toàn có thể được.
Nếu anh chị nào quan tâm đến nguồn gốc của Nam Tả nữ Hữu thì đọc thêm phần 2 bên dưới.
Nếu anh chị quan tâm đến cách đặt các khí cụ khác trên bàn thờ ra làm sao có thể xem bài viết sau: cách sắp đặt bàn thờ gia tiên
, Vị trí đặt bát hương trên gia tiên qua bài viết: vị trí đặt bát hương trên bàn thờ
XEM THÊM BẢNG BÁO GIÁ đồ thờ cúng bằng sứ
2.Nam Tả nữ Hữu.
a. Nguồn gốc của câu “Nam Tả nữ Hữu”.
Thưở khai sinh lập địa Bàn Cổ Thạch (một vị thần của văn hóa Trung Hoa). Trong cuốn “Ngũ văn lịch niên ký” có ghi chép lại khi Bàn Cổ Thạch Hóa thân thành mặt trời, Phần mặt trái của ngài hóa thành mặt trời, mặt phải của ngài hóa thành mặt trăng. Mặt trời tượng trung cho nam giới, mặt trăng tượng trưng cho nữ giới. Trong dân gian lưu truyền câu nói “Nam Tả nữ Hữu” là từ câu chuyện này.
Theo thuyết âm dương ta có được 2 mặt âm và dương, hai thế lực đối lập nhau nhưng lại sinh vạn vật. Mọi sự việc đều có âm dương, cân bằng nhau để mọi sự tồn tại.
b. Theo quan điểm khoa học
– Anh chị thường thấy trong lúc ngủ vợ thường nằm bên trái (nếu nhìn trực diện vào) và gối đầu lên tay phải của người chồng. Cảm giác của người vợ được bảo vệ, cảm giác yên tâm an toàn. Về phía người chồng cảm giác là được che chở cho vợ mình.
– Theo quan niêm khoa học: khi người vợ nằm bên tay trái (nếu nhìn trực diện trừ ngoài vào) thì vị trí nằm như vậy sẽ dễ hô hấp, đồ ăn trong dạ dày dễ tiêu hóa. Với người đàn ông thú thực là các ông thuận tay phải, tay phải thường là tay thuận, do đó chịu lực tốt hơn tay bên trái. Các bà nằm lâu thì mỏi, do đó mới phải gối đầu bên tay phải.