Contents
Anh chị đang tìm cách bốc bát hương thổ công cho đúng. Gomsuloian sẽ giúp anh chị giải quyết vấn đề này từ khâu chuẩn bị đến các nghi thức, sái tính, thiết lộ hương và cả bài khấn để bốc bát hương nữa.
1. Thổ công là ai , đóng vai trò ra sao trong văn hóa Việt
a. Thổ công là ai.
Thổ Công (còn được gọi là Thổ Địa hay Thổ thần), là một vị thần trong tín ngưỡng Châu Á, cai quản một vùng đất nào đó. người ta cho rằng, Thổ công rất thích đùa nghịch với trẻ con và rất thích ăn tỏi.
b. Nguồn gốc của thổ công.
* Thần đất
Người Việt có câu: “Đất có Thổ Công, sông có Hà Bá“, nghĩa là theo niềm tin thì ở phạm vi nào thì ở đó có vị thần cai quản ở đó. Đối với tín ngưỡng thờ kính Thổ công, mỗi khi làm việc có đụng chạm đến đất đai: xây cất, đào ao, đào giếng, mở vườn, mở ruộng, đào huyệt… thì người ta thường cúng vị thần này qua lễ động thổ. Thổ Công còn được gọi Ông Địa và người ta lập bàn thờ đặt ở mặt đất (đất phải về với đất).
* Thần trông nhà (quản gia)
Thổ Công là một dạng của Mẹ Đất, là vị thần trông coi nhà cửa, định đoạt họa phúc cho một gia đình. Một số giả thuyết cho rằng Thổ Công là một trong ba vị Táo Quân xuất hiện trong truyện Sự tích Táo quân (hay Sự tích ba ông đầu rau). Người chồng thứ hai là Thổ Công (trông coi việc bếp núc, còn gọi là vua bếp), người chồng thứ nhất là Thổ Địa (trông coi việc nhà cửa), người vợ là Thổ Kỳ (trông coi việc mua bán, chợ búa cho phụ nữ trong nhà và sản sinh vật ngoài vườn). Tuy nhiên, một số người cho rằng Thổ Công là vị thần cai quản vùng đất còn Táo Quân chỉ coi việc bếp núc trong nhà.
* Ông Địa của người Việt
Riêng người Việt thì coi Ông Địa như một vị thần hể hả, bình dân, hình dạng mập mạp, bụng phệ. Ông Địa ăn mặc xuề xòa, có khi ở trần, tay cầm quạt lá, tướng tốt vì lúc nào cũng vui cười. Vị thần này dễ tính nên khấn vái không cầu kỳ, chỉ nải chuối cũng đủ.
Ông Địa của người Việt thường xuất hiện mỗi khi múa lân, coi như một năng lực cân bằng thú tính của con lân hay sư tử, thuần hóa nó thành một con vật mang điềm tốt lành. Có nơi còn nhập Ông Địa và Phật Di Lặc là một.
c. Thổ công trong thờ cúng.
Theo niềm tin, Thổ Công là một trong những vị thần quan trọng trong gia đình, bên cạnh Táo quân. Đứng ở ngoài nhìn vào: Bát hương thờ Thổ công ở giữa, bên trái là bát hương bà Cô Tổ, bên phải là bát hương Gia Tiên. Khi cúng lễ, đều phải khấn Thổ Công trước để xin phép cho tổ tiên về. Việc cúng Thổ công Cũng là 1 vấn đè khá lý thú với người Việt Nam ta. Những người Hoa Kiều và một số người miền nam thường khi cúng thổ công thì ăn trước một miếng trước bàn thờ thổ công (vì theo một vài sự tích thì thổ công bị đầu độc nên chết, nên ông rất sợ bị chết vì vậy khi ai cúng ông thì phải ăn một miếng thì ông mới dám ăn), còn người miền bắc thì họ vẫn cúng như bình thường.
Người ta cúng Thổ Công vào ngày 1,15 (âm lịch) và các dịp lễ Tết khác.
THAM KHẢO: https://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BB%95_c%C3%B4ng
CLICK XEM BẢNG BÁO GIÁ đồ thờ cúng sứ bát tràng
3. Chuẩn bị trước khi bốc bát hương thổ công:
a. Bát hương, lau rửa sạch:
Mỗi gia đình đều có lựa chọn bát hương có mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Nếu anh chị quan tâm đến các chọn màu bát hương cho hợp mệnh CLICK bài viết sau: Nên chọn mua bát hương màu gì . Sau khi đã có bát hương anh chị cần lau rửa sạch bằng rượu trắng với gừng hoặc ngũ vị + rượu. Lấy một khăn sạch nhúng vào ngũ vị+ rượu sau đó vắt khô lau lên bát hương có tác dụng tảy trừ uế tạp. Sau đó lau lại bằng khăn sạch
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
- Cách bốc bát hương ông công
- Cách bốc bát hương cuối năm.
- Giá bán bát hương
- Cách bốc bát hương đúng chuẩn
Nếu anh chị chưa có bát hương có thể tham khảo một số mẫu mã sau:
Bát hương P 22
Bát hương 20cm |
Bát hương men rạn bóng cỡ lớn
|
QUAN TÂM LIÊN HỆ:
Bát hương nổi vẽ tay Lưỡng Long chầu Nguyệt 7
|
b – Trong bát hương thổ công mới có gì?
Thông thường trong cách bốc bát hương thờ thổ công thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có:
* Tờ hiệu
– Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ và thần thổ công, tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ.
Bản in đen trắng ( in trên giấy vàng) Bản in màu
– Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Có thể viết chữ Việt, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.
– Cách ghi như sau:
+ Tờ hiệu thờ thần linh thổ công, thần long mạch ghi “Phụng thờ: Thần linh Thổ công thần Long mạch chư vị chân linh.”
Tro nếp và bộ thất bảo bát hương thổ công
– Cốt bát hương gồm có: Vàng, Bạc, Xà Cừ (Ngọc Trai), San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Bộ cốt này còn được gọi là cốt thất bảo, tượng trung linh khí xua đuổi tà ma. 7 bàu vật người xưa coi là bảo bối trong nhà tượng trưng cho vũ trụ.
– Những vật báu này rất tốt cho gia trạch. Tác dụng để trấn quỷ trừ tà, chiêu tài nạp phúc, an gia định trạch. Đem lại sự cát tường cho gia chủ.
– Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt trong bát hương.
c. Sắm lễ bốc bát hương dịp cuối năm
Do ngài là người gần gũi vời con dân, do đó anh chị không cần quá cầu kỳ về việc sắm lễ có khi chỉ cần nải chuối với nén hương là được. Dưới đây là cách sắm lễ bốc bát hương thổ công của gia đình.
* 1 chai rượu trắng (1/2 lít
* Trầu cau, 3 chén nước, 1 mâm ngũ quả nhỏ
* Đĩa xôi, thịt luộc, bao thuốc
* Lễ vàng tiền
4. Nghi thức
5. Sái tịnh và thiết lô hương
Bát hương mua về lau qua bằng khăn giấy sạch, sau đó lấy khăn thấm rượu rừng và lau trong ngoài bát hương, vừa lau vừa đọc thần chú làm sạch pháp giới: “ÁN LAM XOA HA” (7 lần)
Sau khi sái tịnh, đặt cốt bát hương vào và cho tro hoặc cát trắng đầy bát hương.
6.Bái bạch thỉnh Thánh ứng lô hương
– Sau bước 1, ta đặt bát hương lên bàn thờ, thắp 3 nén hương cắm vào bát hương
– Thỉnh lời bái bạch như sau:
“Nam mô a di đà Phật (3 lần)
Kính trình chư vị thánh tiên, thổ công thổ địa táo phủ thần quân
Ngày hôm nay đệ tử thiết lập lô nhang phụng thờ bản gia táo phủ thần quân, tâm hương tấu thỉnh chư vị giáng lô nhang chứng tâm cho gia trung đệ tử, nhất một lòng, chung một dạ hương khói phụng thờ chư vị tôn thần, nguyện chư vị giáng phúc trừ tai độ âm độ dương, cho gia trung đệ tử”
– Thỉnh Thánh ứng lô hương:
“Kính thỉnh bản gia táo phủ thần quân lai giám lô nhang (3 lần)”
7. An vị lô nhang, cầu an
Đọc chú đại bi sau 3 lần (có thời gian thì có thể đọc kinh Dược Sư cầu an)
CHÚ ĐẠI BI
“Nam-mô Đại-bi Hội-Thượng Phật Bồ-tát (3 lần)
Thiên thủ thiên nhãn, vô ngại Đại-bi tâm đà-la-ni.
Nam-mô hắc ra đát na, đá ra dạ da. Nam-mô a rị da, bà lô Yết-đế, thước bát ra da, bồ đề tát đỏa bà da. Ma-ha-tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam-mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da bà lô Yết-đế, thất Phật ra lăng đà bà. Nam-mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn đa sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà đà, ma phạt đặc đậu, đát điệt tha. Án a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha bồ đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, câu lô câu lô kiết mông, độ lô độ lô phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà la đà la, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Ma mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê y hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô ma ra, hô lô hô lô hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, bồ đề dạ, bồ đề dạ, bồ đà dạ, bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắt ni na, ba dạ ma na ta-bà ha, tất đà dạ ta-bà ha. Ma ha tất đà dạ ta-bà ha. Tất đà du nghệ thất bàn ra dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì ta-bà ha. Ma ra na ra ta-bà ha. Tất ra tăng a mục khư da, ta-bà ha. Ta-bà ma ha, a tất đà dạ ta-bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ ta-bà ha. Ba đà ma kiết tất đà dạ ta-bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ ta-bà ha. Ma bà rị thắng yết ra dạ, ta-bà ha. Nam-mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam-mô a rị da bà lô Yết-đế thước bàn ra dạ, ta-bà ha.
Án tất điện đô mạn đa ra bạt đà dạ ta-bà ha. (3 lần)”
8. Lễ hoàn
Sau 1 tuần hương, quan sát nếu thấy thông hương (3 nén đều cháy hết) thì là được, nếu không là chưa được. Nếu thông hương được rồi thì tạ lễ và nên thắp hương mỗi ngày liền đến 3 ngày hoặc 7 ngày hoặc 21 ngày hoặc 49 ngày hoặc 100 ngày v.v. (Tùy theo điều kiện). Có thể thắp hương vòng thông 24/24h hoặc mỗi ngày thắp 1 lần hương tùy điều kiện. Nếu hương cháy không hết thì sám hối chư vị tôn Thánh, thắp hương 1 lần nữa, đọc chú đại bi 3 lần và quan sát xem lần này đã thông hương chưa. Chỉ nên thử lại đến lần thứ 3, nếu qua 3 lần không được thì nên để dịp khác làm.
Cốt bát hương có thể mua cốt in sẵn, nhờ người viết hoặc in theo mẫu sau:
Phiên âm:
2 chữ trên đầu (đọc từ phải qua trái): Bản gia 本家
Dòng chữ bên phải (đọc từ trên xuống dưới): Đông trù tư mệnh táo phủ thần quân “東厨司命灶甫神君”
Dòng chữ ở giữa (đọc từ trên xuống dưới): Thổ địa long mạch tôn thần “土地龍脈宗神”
Dòng chữ bên trái (đọc từ trên xuống dưới): Ngũ phương ngũ thổ phúc đức chính thần “五方五土福德正神”