Contents
Để chuẩn bị bốc bát hương cuối năm vào này 23 tháng Chạp đến 30 tháng Chạp anh chị nên làm theo 6 bước bên dưới chúng tôi đã tổng hợp.
1. Chuẩn bị bát hương, lau rửa sạch:
Mỗi gia đình đều có lựa chọn bát hương có mẫu mã, kiểu dáng, màu sắc khác nhau. Nếu anh chị quan tâm đến các chọn màu bát hương cho hợp mệnh CLICK bài viết sau: Nên chọn mua bát hương màu gì . Sau khi đã có bát hương anh chị cần lau rửa sạch bằng rượu trắng với gừng hoặc ngũ vị + rượu. Lấy một khăn sạch nhúng vào ngũ vị+ rượu sau đó vắt khô lau lên bát hương có tác dụng tảy trừ uế tạp. Sau đó lau lại bằng khăn sạch
Nếu anh chị chưa có bát hương có thể tham khảo theo:
Bát hương lựu đắp nổi P22
Bát hương P 22 |
Bát hương men rạn bóng cỡ lớn
|
Bát hương vai tròn vẽ tay Lưỡng Long P22 7
|
2 – Trong bát hương mới có gì?
Trong bát hương thường đặt một bộ Dị hiệu gồm có:
a. Tờ hiệu
– Tờ hiệu dùng để viết tên gia chủ và người được phụng thờ có thể là bậc thánh nhân, gia tiên, Viết tên Gia chủ và tên người được thờ, tờ này thường in giấy vàng, chữ đỏ.
– Tên người được thờ được viết dọc vào ô trống ở giữa. Có thể viết chữ Việt, chữ Hán hoặc ngôn ngữ nào cũng được.
– Cách ghi như sau:
+ Tờ hiệu thờ thần linh thổ công, thần long mạch ghi “Phụng thờ: Thần linh Thổ công thần Long mạch chư vị chân linh.”
+ Nếu là thờ gia tiên, tiền tổ ghi: “Phụng thờ: Đại nội tổ tiên dòng họ … (HỌ NHÀ ANH CHỊ) chư vị chân linh.”
+ Nếu thờ bà cô ông mãnh ghi: “Phụng thờ: Bà cô Ông mãnh dòng họ … (HỌ NHÀ ANH CHỊ) chân linh vị tiền.”
* Tro nếp và bộ thất bảo bát hương 23 tháng Chạp
– Cốt bát hương gồm có: Vàng, Bạc, Xà Cừ (Ngọc Trai), San Hô, Ngọc Bích, Hổ Phách, Mã Não. Bộ cốt này còn được gọi là cốt thất bảo, tượng trung linh khí xua đuổi tà ma. 7 bàu vật người xưa coi là bảo bối trong nhà tượng trưng cho vũ trụ.
– Những vật báu này rất tốt cho gia trạch. Tác dụng để trấn quỷ trừ tà, chiêu tài nạp phúc, an gia định trạch. Đem lại sự cát tường cho gia chủ.
– Tất cả được gói trong một tờ giấy trang kim để bảo vệ rồi đặt trong bát hương.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN:
Cách bốc bát hương thờ phật
Cách bốc bát hương bà cô ông mãnh
Nên mua bát hương Bát Tràng loại nào
3 – Đặt bát hương lên bàn thờ vào dịp cuối năm
Mỗi sáng nên thắp một nén hương,một cây nến hoặc đèn dầu, rồi rót chén nước sạch cầu bà tổ cô ông mãnh, gia tiên tiền tổ, thàn linh phù hộ độ trì cho cả gia đình. Quá trình này có thể kéo dài trong 1 tuần đầu. Trước khi đi ngủ cũng làm như vậy. Có đồ lễ hay không không quan trọng. vấn đề là thành tâm. Cũng không cần thiết phải thắp hương trong cả ngày.
Vị trí đặt bát hương cuối năm như sau: vị trí này theo chiều anh chị đứng trực diện nhìn vào sẽ có vị trí như vậy.
Bát hương trên bàn thờ nên được chia theo cấp bậc. Bát hương Thần linh Thổ công (chính giữa) phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội – bên tả tức bên phải khi đứng chính diện nhìn vào, rồi đến Bà tổ cô ông mãnh (bên hữu) – bên trái từ chính giữa nhìn vào. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được, vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương.
4. Quá trình bốc bát hương vào dịp cuối năm
Rửa tay sạch sẽ bằng rượu hay nước gừng. Khi bốc bát hương thì bốc lần lượt từng nắm tro đặt vào.
Khi bốc bát hương thì cũng phải khấn nhỏ là “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương cho gia tiên họ …(HỌ NHÀ ANH CHỊ)”. Nếu bốc bát hương cho thần linh, thổ công thổ địa: “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương Thần linh Thổ công thần Long mạch chư vị chân linh”. Nếu là bà cô ông mãnh xin khấn như sau: “Con … (họ tên)… xin bốc bát hương Bà cô Ông mãnh dòng họ … (HỌ NHÀ ANH CHỊ)”.
Bốc xong để riêng từng vị trí, tránh nhầm lẫn. Thông thường, các gia đình thường bốc ba bát hương, thờ quan thần linh, gia tiên, bà cô hoặc ông mãnh. Còn đối với các cửa hàng, công ty thì bốc bát hương thần tài. Trong quá trình bốc, nếu sợ nhầm, có thể viết giấy dán bên ngoài, đến khi đưa lên ban thờ phải bỏ ra.
5. Sắm lễ bốc bát hương dịp cuối năm
Dịp cuối năm là thời điểm gia đình đoàn tụ, anh chị nên chuẩn bị lễ đầu đủ nhưng phải tuỳ vào điều kiện của từng gia đình. Dưới đây chỉ là gợi ý mâm lễ để tiện cho anh chị tham khảo:
* 1 con gà lễ, 1 chân giò trước làm sạch luộc chín, 1 đĩa xôi trắng, 1 chai rượu trắng (1/2 lít), 1 quả trứng gà ta (để sống) 2 lạng thịt vai chín
* Trầu cau, 3 chén nước, 1 mâm ngũ quả
* 1 đĩa gạo mối (không trộn lẫn), 1 lạng chè ngon + 1 bao thuốc lá
* Lễ vàng tiền, 2 bộ quần áo cho bà tổ cô và ông mãnh.
* 1 mâm cơm canh
6. Văn khấn bốc bát hương ngày 23 tháng Chạp:
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương
– Con lạy quan thần linh số nhà … đường… phố…. Phường…. quận…. thành phố…
Ngày mai là ngày lành tháng tốt, ngày tốt tháng lành, là ngày … tháng… năm…
Con xin phép quan thần linh thổ địa cho con được bốc thêm 2 bát hương thờ cúng gia tiên nội ngoại bà tổ cô ông mãnh họ chồng ( xưng lên ) tại gia. Con xin quan phù hộ độ trì cho đại gia đình con được mạnh khỏe, cầu tài đắc tài cầu lộc đắc lộc cầu bình an đắc bình an, chín tháng đông ba tháng hè vô tai vô ách, vô bệnh, vô hạn cho gia chung chúng con lộc làm lộc ăn, lộc gần mang đến, lộc xa mang lại, buôn bán làm ăn gặp nhiều may mắn. (thích gì thì khấn nấy). Quan phù hộ độ trì cho gia đình chúng con được như tâm sở nguyện, như ý sở cầu.
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật!
Con nam mô a di Đà Phật! (3 lạy)
MỌI THÔNG TIN XIN LIÊN HỆ:
XƯỞNG SẢN XUẤT GỐM SỨ LỢI AN
ĐỊA CHỈ: 79 GIANG CAO BÁT TRÀNG GIA LÂM HÀ NỘI.
SĐT; 0974813341.