Tranh sứ làng quê khổ lớn: 99x66x2 (cm)
1.500.000₫
Bộ sản phẩm bao gồm có: 1 Tranh sứ 87cm x 54cm x 2cm, một khung gỗ 99cm x 66cm x 2cm và 2 móc treo mỗi móc có 3 vít.
Miễn phí vận chuyển tại nội thành Hà Nội, giá trị đơn hàng trên 2 triệu vnđ.
Đổi trả sản phẩm trong vòng 5 ngày.
Hết hàng
Mô tả
THÔNG TIN SẢN PHẨM:
Loại tranh | Tranh sứ |
Chất liệu | Sứ trắng |
Màu sắc | Đa dạng, Tự nhiên |
Hướng | Phong cảnh |
Kiểu dáng | Cổ điển |
Kích thước(DxRxC) (Không khung) | 87x 54 x 2 (cm) |
Kích thước(DxRxC) (Có khung) | 99 x 66 x 2 (cm) |
Hướng dẫn bảo quản | Tránh rơi vỡ, va đập mạnh, tránh xa nơi ẩm mốc |
Xuất xứ | Bát Tràng |
Trọng lượng | 5 kg |
Bảo hành | Tranh sứ: Trọn đời sản phẩm |
GIAO HÀNG
1. Hiên này gốm sứ Lợi An đã hợp tác với các bên vận chuyển như Nhất Tín, Viettel Post, VN post.
2. Quý khách chỉ cần nhận hàng, kiểm tra và thanh toán tiền. Phí vận chuyển dưới 100.000 vnđ.
3. Với đơn hàng trên 2 triệu vnđ, chúng tôi sẽ miễn phí chi phí vận chuyển trong nội thành Hà Nội ( Không áp dụng với lọ hoa, lọ lộc bình, hàng cồng kềnh có kích thước lớn hơn 1.4 m phải vận chuyển riêng biệt, chi phí tử 600.000 cho đến hơn 1.000.000. Mọi thông tin liên hệ để biết chi tiết: 0974813341 ).
4. Gomsuloian.vn giao hàng toàn quốc, có đội ngũ giao hàng riêng tại TPHCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Hải Phòng,Vũng Tàu, Biên Hòa, Bình Dương, Cần Thơ, Buôn Mê Thuột, Mỹ Tho, Phan Thiết, Quy Nhơn, Long Xuyên, Đà Nẵng, …. .- Linh động sắp xếp lịch giao hàng cho khách hàng.
THIẾT KẾ TRANG NHÃ, THANH LỊCH.
Tranh gốm sứ làng quê Bát Tràng sở hữu thiết kế trang nhã, tạo cảm giác hoài cổ một thời đã qua. Trang nhã nhưng đầy sang trọng.
MÀU SẮC TƯƠI SÁNG TÁI TẠO CHÂN THỰC.
Giờ đây, quý khách có thể chiêm ngưỡng những sắc màu chân thực từ tự nhiên ngay trên chính bức tranh đồng quê của mình với công nghệ sản xuất hiện tại nhất tạo màu sắc, mang đến những hình ảnh đẹp một cách tự nhiên.
HÌNH ẢNH SẮC NÉT, GÓC NHÌN RỘNG.
Dưới bàn tay tài hoa của người thợ Bát Tràng tạo ra hình ảnh chân thực gắn liền với quá khứ một thời.
HÌnh ảnh bao gồm có: Làng quê Việt Nam, trẻ con, mục đồng, cánh đồng, đàn châu, nhà tranh vách đất, phụ nữ.
Nội dung của bức tranh:
Vì sao lại có đôi quanh gánh?
Nền nông nghiệp lúa nước đã để lại cho nhân loại nhiều giá trị và sự ngạc nhiên ở nhiều phương diện, nhiều loại hình khác nhau. Trên cơ sở hệ thống hóa, liên hệ, so sánh và khu biệt loại hình để nhìn nhận về nền văn hóa gốc lúa nước Đông Nam Á cổ trong mối tương quan với loại hình văn hóa gốc du mục, gốc nông nghiệp khô, các nhà nghiên cứu đã đưa ra rất nhiều nhận định mang tính khái quát cao như: Bắc di mã, Nam di chu (phương Bắc di chuyển, vận chuyển chu yếu bằng ngựa, phương Nam di chuyển, vận chuyển chủ yếu bằng thuyền), Nam quyền, Bắc cước (võ học phương Nam thiên về quyền thuật (đôi tay), phương Bắc thiên về cước thuật (đôi chân)…
Chưa có một bằng chứng khảo cổ hoặc sử học nào khẳng định chắc chắn thời điểm ra đời của đôi quanh gánh, cũng như xác nhận chủ nhân đích thực đã sáng tạo ra đôi quang gánh. Nhưng chúng ta sẽ có lý nếu nói rằng người phương Nam vẫn chưa hề biết đến bánh xe trước khi tiếp xúc với phương Bắc (kể cả thông qua con đường tự nguyện lẫn cưỡng chế để đồng hóa). Và cũng từ đó đặt cho ta một thắc mắc: Vào thời điểm ấy, những thao tác vận chuyển, di chuyển của nghề nông cũng như trong đời sống sinh hoạt thường nhật ở đây người ta sẽ sử dụng phương tiện gì?
Thực ra ở Việt Nam tồn tại hai loại đòn gánh, một loại dùng để gánh khi kết hợp với đôi quang (có nơi còn gọi là đôi gióng) và đôi thúng, ngoài ra còn một loại có tên là đòn xóc.
Đòn gánh thì thường có đầu bằng, có mấu ở hai đầu để giữ cho đôi quang không bị trượt ra ngoài. Có loại đục thủng hai đầu để đóng chốt bằng gỗ, đồng; có loại tận dụng hai cái mắt của cây tre nhô lên để gọt, khắc thành mấu luôn. Nhưng dù là loại gì đi chăng nữa, đã là đòn gánh thì phải có mấu mới sử dụng được, đó như một sự hiển nhiên:
…Con ruồi có cánh, đòn gánh có mấu…
Đòn xóc là loại có hai đầu nhọn, không có mấu, loại này không cần đôi quang, đôi thúng gì cả, khi sử dụng, người ta cắm thẳng hai đầu nhọn ấy vào vật để gánh đi.
Vì sao lại có hai loại đầu nhọn và đầu bằng? Tại vì xuất phát từ nhu cầu ban đầu là vận chuyển phân, giống, mạ non, và những vật dụng có liên quan cho việc làm đồng cũng như cơm nước cho người làm ngoài đồng, xa nhà. Mà đặc điểm làm đồng cổ truyền của người Việt xưa là đi từ mờ sáng đến tối mịt mới về, vì thế phải đem theo tất cả lương thực, thực phẩm cho cả một ngày. Có lẽ cũng từ đặc điểm đó mới có bài dân ca “Đi cấy” nổi tiếng của người Thanh Hóa
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn, đi cấy sáng trăng…
Đòn xóc thì thường dùng để xỏ hai đầu nhọn vào hai bó lúa, bó mạ hoặc hai bó củi để gánh. Và xuyên suốt trong tiến trình lịch sử Việt Nam, hai vật dụng đơn sơ ấy vẫn song song tồn tại, tương hỗ cho nhau và trở thành một vật dụng vô cùng hữu hiệu trong hầu hết mọi việc của người Việt cho đến tận ngày nay.
Chất liệu
Phổ biến nhất là chiếc đòn gánh làm bằng tre, điều này có rất nhiều lý do, một trong những lý do là vì vùng Đông Nam Á với khí hậu nóng ẩm nhiệt đới chính là quê hương của các loại cây thuộc họ tre trúc. Hơn nữa cây tre vừa có tính dẻo dai, vừa rắn chắc, lại vừa nhẹ, đây là những đặc tính ưu việt mà không phải loại cây nào cũng có.
Quá trình chọn tre để vuốt đòn gánh, đòn xóc cũng tương đối thú vị. Đầu tiên phải chọn cây tre thật già để đảm bảo độ chắc, rắn ở thân và ở các mắt, sau đó là phải khỏe, không có vết xước, không có mối mọt. Sau khi gọt đẽo thành hình đòn gánh, đòn xóc rồi thì người ta vùi vào tro nóng, gọi là tui (tiếng Hán gọi là hãn thanh), để tăng độ dẻo (điều này vô cùng quan trọng), có nơi còn ngâm xuống bùn ao hoặc nước biển để chống mối mọt.
Tuy nhiên, tùy vào khí hậu, thổ nhưỡng từng vùng mà có chất liệu riêng. Ví dụ ở Bắc Trung Bộ, đòn gánh được làm từ loại tre gai. Tre phải là tre gốc, vừa chắc, vừa dẻo. Thân đòn gánh bẹ lớn (đặc điểm này nhằm vừa để phân tán lực cho bờ vai đỡ nhói, vừa đảm bảo khả năng chịu lực mà vẫn dẻo, không gãy), hai đầu đòn gánh được khắc mấu để giữ chặt đầu gióng. Loại đòn gánh tre có sức chịu nặng rất cao, phù hợp với sự tảo tần, chịu đựng của người dân nơi đây. Phan Thiết, La Gi lại có loại đòn gánh gỗ, thân mảnh mai, hai đầu thon nhỏ có gắn mấu đồng. Gỗ để làm đòn gánh ở vùng cực Nam Trung Bộ có tên gọi gỗ rõi. Rõi có thớ thịt ăn dọc, màu nâu tươi, gánh rất dẻo. Có thể truyền từ đời này sang đời khác.
Đôi gióng thường được kết bằng cây mây, rất dẻo và bền, không mối mọt. Đôi thúng thường được đan bằng tre, nứa, lồ ô… nên rất nhẹ.
GÓC NHÌN ĐA CHIỀU
Dù bạn có nhìn bức tranh ở mọi góc độ, hình ảnh tranh sứ đồng quê của Bát Tràng vẫn sắc nét, tươi sáng.
HÌNH ẢNH TRUNG THỰC
Nhờ cấu tạo đơn giản, tranh sứ treo tường dễ trưng bày thích hợp đặt trong mọi căn phòng của bạn. Tranh được thiết kế ốp sát tường khi treo giúp mang đến cảm giác chắc chắn, có thể treo trang trí ở không gian các nhà hàng, quán cafe… Hình ảnh tươi sáng góc nhìn rộng tạo cảm giác hoài cổ về làng quê Việt Nam 40 50 năm về trước.
GÓC ĐẶT TRANH GỐM SỨ BÁT TRÀNG:
Sử dụng được trên mọi loại tường. Sẵn sàng được đặt tại tất cả các phòng trong gia đình từ phòng khách phòng ăn đến phòng sách, … . Không mang nhiều tính phong thủy, chỉ tạo cảm giác nhẹ nhàn về một thời đã qua
KHẢ NĂNG CHỊU MÀI MÒN BỀ MẶT CAO
Tranh gốm sứ Bát Tràng là một loại loại chất liệu cao cấp được sử dụng nhiều trong lĩnh vực hội hoạ, do bề mặt có dạng tấm thẳng nên thường được dùng để sáng tác nghệ thuật. Đặc biệt nhờ chất liệu vải sứ và màu vẽ sau quá trình nung ở nhiệt độ cao có khả năng chịu mài mòn bề mặt. Bạn không cần phải lo lắng về vấn đề bảo dưỡng bức tranh trong quá trình sử dụng.
VẬT LIỆU:
100% sản xuất từ gốm sứ Bát Tràng, trung bình thời gian hoàn thiện một bức tranh rơi vào 12 tiếng từ khâu chọn lựa nguyên liệu, xử lý đến nung cho ra sản phẩm.
Toàn bộ bức tranh tạo cảm giác thư thái, mát mẻ. Tranh được thợ thủ công bát tràng vẽ hoàn toàn bằng tay , không sử dụng decal hay vi tính.
Từ mọi góc nhìn bức tranh đều cho hình ảnh chân thực nhất do được sử dụng vật liệu tốt nhất của Bát Tràng hiện nay.
BẢO QUẢN TRANH:
Để bảo quản tranh tốt, khi treo tranh lên tường tránh nơi ẩm mốc. Khung tranh dễ bị mục dũa nhanh nếu để ở nơi không thoáng. Khung tranh không phải là loại gỗ quý, nhưng vẫn đảm bảo sự chắc chắc, thời hạn sử dụng từ 10 đến 20 năm .
HỎI ĐÁP?
Câu hỏi: Tranh này có phải là tranh Bát Tràng không?
Trả lời: 100% được sản xuất, đóng gói, lắp tranh tại Bát Tràng.
Câu hỏi: Khung tranh này làm từ gỗ gì?
Trả lời: Khung tranh này làm từ các loại gỗ . Nhưng chất lượng vẫn đảm bảo cho quý khách, thời gian sử dụng từ 10 đến 20 năm.
Câu hỏi: Có thể lấy cho tôi loai khung tranh gỗ trắc hay gỗ gụ được không?
Trả lời: Gốm sứ Lợi An rất mong muốn mang lại sản phẩm tốt nhất cho quý khách. Có điều nếu sử dụng Các loại gỗ quý kể trên giá thành của tranh bị đội lên rất cao. Do đó chúng tôi không sử dụng các loại khung gỗ quý đó. Quý khách có thể đặt mua khung gỗ ngoài sau đó lắp tranh vào.
Câu hỏi: Tôi có thể đặt tranh theo hình tôi mang đi được không?
Trả lời: Chắc chắn. Gốm sứ Lợi An chúng tôi sẵn sàn nhận đặt hàng theo yêu cầu của quý khách. Thời gian giao hàng từ 15 đến 20 ngày. Tuy nhiên nếu quý khách thay đổi về kích thước chúng tôi buộc lòng phải tăng chi phí lên, do phải làm lại khuôn cho phù hợp với yêu cầu của quý khách.
Câu hỏi: Tôi thêm chữ vào tranh được không?
Trả lời: Công nghệ tiên tiến từ Gốm sứ Lợi An sẽ giúp quý khách thực hiện. Quý khách muốn mang tranh làm quà tặng chúng tôi sãn sàng đáp ứng có điều chi phí sẽ nhích lên so với các sản phẩm không có chữ. Ngoài ra nếu quý khách thay đổi về kích thước chúng tôi buộc lòng phải tăng chi phí lên, do phải làm lại khuôn cho phù hợp với yêu cầu của quý khách.
Xem thêm:
- Tranh sứ làng quê Việt- cha con câu cá 75x52x2.
- Tranh Sứ Làng Quê Mẹ Con Bên Bến Nước.
- Tranh Sứ Đồng Quê Trở Về Nhà Khổ Vừa.
Quý khách có nhu cầu đặt mua sỉ hoặc lẻ Tranh sứ làng quê Việt- cha con câu cá, đặt in logo làm quà biếu quà tặng Hội nghị Hội thảo, quà tặng chương trình quảng cáo khuyến mãi…
MỌI THÔNG TIN LIÊN HỆ:
DOANH NGHIỆP GỐM SỨ LỢI AN.
Địa chỉ: Số 79 – Phố Gốm – Giang Cao – Xã Bát Tràng – Gia Lâm – Hà Nội.
Điện thoại: 0974813341(Hưng) hoặc 01688271938 (An).
Website: https://gomsuloian.vn/
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.