Lư hương là 1 khi cụ thờ cúng phổ biến ở những nước Châu Á như Việt Nam, Nhật Bản ,Trung Quốc, ,… Lư hương thường được sử dụng tại đình, chùa, đền, miếu, phủ. Ngày nay được sử dụng nhiều ở tư gia hay tại nhà thờ họ. –. Lư Hương được định nghĩa đơn gian là một dụng cụ khí cụ quan trọng tiêu dùng để thắp hương xông hương cúng thần,thánh, phật, ….
1. Ý nghĩa quan yếu của Lư hương
- Lư hương biểu nét đẹp văn hóa của phụng dưỡng gia tiên và hương trầm được sử dụng trong lư hương lan toản khắp phòng tạo sự thanh tịnh thoát tục. Khi được sử dung trong thiền thuật hay trà am. Lư hương tạo nên trạng thái thoải mái, thoát tục.
- Lư hương là lòng thành, sự than khiết cao quý của gia chủ với người đã khuất, cũng dùng để hoá giải được hung khí mà còn nâng cao thêm cát khí, gia tăng sự hoà thuận, hiếu thảo, sự nâng cao tiến về trí óc tài lộc trong gia đình.
Bài viết liên quan:
2. Ý nghĩa của bài tán lư hương
- Trong bài tán lư hương cuối bài anh chị phải lặp lại câu Nam-mô Hương-Vân-Cái Bồ-Tát ma-ha-tát ( 3 lần ). Anh chị phải hiểu được Hương Vân Cái Bồ Tát là ai? Khi anh chị hiểu được tức học tập được đức tính tốt của người.
- heo truyền thuyết thì Ngài tên là Hương Vân Cái… Ngài có lập ra một lời thệ-nguyện như sau:
- – “Trong 10 phương quốc-độ, nếu có các chúng-sanh nào muốn dùng mùi hương dâng lên cúng-dường chư Phật, Như họ không được đầy-đủ phương-tiện, thì tôi sẽ thay-thế họ, biến những khói hương đó thành ra những đám mây-hương bay đến khắp tất-cả quốc-độ, thay-thế họ để cúng-dường khắp tất-cả chư PHẬT… Tôi cũng sẽ dùng sức thần-thông cùng bản-nguyện của tôi, ngầm gia-hộ cho các người thiện nam, thiện nữ đó sớm được thành-tựu căn lành, chứng hương-vị bồ-đề vô-thượng”….
- Vì thế cho nên, trong các chốn thiền-môn và mọi khóa-lễ … sau khi đọc xong lời nguyện-hương rồi, Phật-tử đều đồng xưng-niệm danh-hiệu của ngài là: “Nam-mô HƯƠNG-VÂN CÁI BỒ-TÁT” để Ngài có thể thay chúng ta dâng Hương lên tới chư Phật mười phương.
- Nhưng cũng có người nói rằng Ngài là Đổ Thị, thư tịch cũ còn lưu giữ không ít nơi đã khẳng định rõ họ Đỗ đã tồn tại gắn liền với nơi phát tích, sinh tụ của người Việt cổ trên vùng đất này ít nhất cách đây khoảng 5.000-6.000 năm, trược thuở lập nước đầu tiên mang quốc hiệu Văn Lang, trước cả thời xác lập vua Hùng đời thứ nhất.
- Thật vây, theo ” Cổ Lôi Ngọc Phả Truyền Thư”, ” Bách Việt Tộc Phả” thì những người họ Đỗ xa xưa nhất tới nay được biết đến là cụ bà họ Đỗ, tên huý là Ngoạn, còn gọi là công chúa Đoan Trang. Cụ sinh ngày mồng tám tháng tư và hoá (mất) ngày rằm tháng bảy. Cụ thường được gọi theo họ là Đỗ Quý Thị ( tức Quý bà họ Đỗ). Cụ lấy chồng người họ Nguyễn tên là Nguyễn Minh Khiết tức là Đế Minh. Hai cụ sinh ta Lộc Tục (sau là Kinh Dương Vương). Họ Nguyễn Vân ở làng Vân Nội vẫn cúng giỗ cụ hằng năm với bài văn cúng: ” Thỉnh tổ tổng khoa- Cúng gia tiên”. Mộ và miếu thờ cụ ghi trong thư tịch cũ trên đây nay vẫn còn ở Ba La, thị xã Hà Đông.
- Cụ có 8 người em trai có tên là: Đỗ Xương, Đỗ Tiêu, Đỗ Kỷ, Đỗ Cương, Đỗ Chương, Đỗ Dũng, Đỗ Bích, Đỗ Trọng.
- Do có sự bất hoà với chồng ( Đế Minh), Cụ đã đem con trai là Lộc Tục (khi còn ít tuổi) vào tu động Tiên Phi (thường gọi là Động Tiên) ở huyện Lạc Thuỷ thuộc tỉnh Hoà Bình ngày nay, cùng với 8 em trai của Cụ giúp cho Lộc Tục Trưởng thành: Cụ theo đạo Bà La môn, đạo hiệu là Hương Vân Cái Bồ Tát. Tám vị em trai đều là người tài giỏi, hết lòng giúp cháu(con của chị) cho đến khi Lộc Tục được cha là Đại Minh giao quyền thay cha trị vì đất nước, lấy hiệu là Kinh Dương Vương (được tôn là Ngọc Hoàng Thượng Đế), đặt tên là Xích Quỷ ( Xích nghĩa là đỏ, Quỷ là chữ ghép từ ba chữ Vương-Tam Vương. Đó là truyền thuyết nói chứ không có dẫn chứng thật sự Cụ là Hương Vân Cái Bồ Tát.
(Nguồn: http://ptdvo.blogspot.com/2013/05/thanh-tinh-ai-hai-chung-huong-van-cai.html)
- Nam-mô là tiếng Phạn, nghĩa là quy y, quy mạng. Hương Vân Cái là tỷ dụ khói hương kết thành lọng báu trên không trung. Bồ Tát là Giác Hữu Tình, Ma Ha Tát là đại Bồ Tát. Hương Vân tượng trưng cho Giới Định, Giới Định giác ngộ hết thảy hữu tình chúng sanh, Hương Vân mang ý nghĩa như vậy.
- Hương Vân Cái chẳng phải là Bồ Tát ư? Hương Vân Cái đúng là Bồ Tát. Chỉ cần chân chánh giác ngộ chúng sanh, chúng sanh do người ấy được khai ngộ thì người ấy là Bồ Tát. Bồ Tát chẳng có hình tướng nhất định, Như Lai cũng chẳng có hình tướng nhất định, hóa thân trong hữu tình chúng sanh, hóa thân trong vô tình chúng sanh, cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn. Đó là đại ý bài Hương Tán. Bây giờ đã hết giờ rồi.