Vào những năm Bắc Tống ở Bắc Tống Chân có Trấn Cảnh Đức nổi tiếng với hơn 1700 năm làm đồ sứ (1004-1007 trước CN), những sản phẩm gốm sứ của Trấn được Chân Tông yêu thích và ưa chuộng, do đó được in trên đồ gốm sứ dòng chữ sau: Chế tạo vào năm Cảnh Đức. Từ đó trấn Cảnh Đức cũng trở nên nổi danh khắp thiên vùng miền …
Trấn Cảnh Đức nằm ở phía đông bắc tỉnh Giang Tây, Giáp Chiết Giang, An Huy Trung Quốc từ đó được mệnh danh là kinh đô gốm sứ. Trấn là một nơi có lịch sử văn hóa lích sử phát triển đồ gốm sứ lâu đời. Trấn Cảnh Đức lại nằm ngay trung tâm khu thắng cảnh “ngũ sơn lưỡng hồ”: Hoàng sơn, Lư sơn, Long Hổ sơn, Tam Thanh sơn, Cửu Hoa sơn và hồ Thiên Đảo, hồ Bạc. Ngoài việc tham quan Trấn Cảnh Đức bạn có thể tham quan các danh lam khác của bùng. Nơi đây là một trong những nơi hội tụ nhiều điểm du lịch hàng đầu của Trung Quốc. Ngàn năm nay, nghệ thuật gốm sứ trấn Cảnh Đức đã trở thành viên ngọc sáng trong kho báu nghệ thuật của Trung Quốc và cả thế giới.
Ở Giang Tây nếu bạn đã đến tham quan và tận mắt thấy người dân sản xuất gốm đều ý thức được sản phẩm họ làm ra mang tính truyền thống. Mỗi một hộ sản xuất ở GIang Tây sản xuất một loại sản phẩm đặc trưng, không trùng lặp, không sản xuất hàng loạt ồ ạt. Đặc biệt họ luôn ý thức được việc truyền nghề cho con cháu. Nên sản phẩm của gốm của Giang Tây thường giữ được nét truyền thống. Và cũng nhờ thế mà chi phí cho sản xuất thấp.
Đây chính là điểm khác biệt với cách làm của Bát Tràng. Thường một sản phẩm mới người Bát Tràng thường phải qua khâu thiết kế. Có thể là thuê hoạ sĩ vẽ mẫu hoặc nhờ designer thiết kế decal. Cách làm này không duy trì được tính truyền thống, khó tạo ra được nhiều sản phẩm đặc trưng và chi phí sản xuất cũng cao hơn. Một đôi lo lục bình cao 2,2 m nếu sản xuất tại Giang Tây Trung Quốc chi phí khoảng 1 triệu đồng, trong khi đó nếu Bát Tràng sản xuất thì riêng tiền thuê hoạ sĩ đã là hơn 1 triệu đồng.
Gốm Bát Tràng từ lâu đã hiện hữu như một đặc trưng của Hà Nội, của VN. Thế nên việc hàng trăm cơ sở sản xuất gốm Bát Tràng đã phải đóng cửa ngừng sản xuất không chỉ đang đe doạ đến sự mất đi của một làng nghề truyền thống của Thủ đô mà nó còn đe doạ mất đi một nét văn hoá đặc trưng của Việt Nam, mặt khác đồng nghĩa với điều này còn là sự mất đi một địa điểm thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế.