Tục lệ bốc bát hương nhập trạch khi về nhà mới.
Trong văn hóa Việt Nam cả 3 miền Bắc Trung Nam đều có tục lệ bốc bát hương nhập trạch khi về nhà mới. Miền Bắc, miền Trung gọi là tục bốc bát hương, trong miền nam gọi đây là bốc bát nhang.
Theo phật giáo đại thừa: Bát hương là nơi các thần, các ngài ngự là vật linh thiêng nhất trên ban thờ. Bát hương được ví như là nhịp cầu nối giữa người cõi âm và dương thế. Thờ cúng cha mẹ là thể hiện sự thành kính, mục đính sâu xa là giáo dục thế hệ trẻ biết kính trên. Mọi người con đều thờ cha mẹ, ngược với quan điểm của phật giáo, đạo giáo lại chỉ ra rằng người con trưởng được thừa kế cả về gia tài và việc thờ cúng cũng do người này thực hiện. Điều đó là không nên, các con thờ phúc đức các con đều hưởng. Thông thường có 3 cấp bậc:
1. Thờ Phật: thờ sự giải thoát, cầu mong sự bình an thanh thản đến với gia đình
2. Thờ Thần: thờ thổ công, long mạch, thần tài, tiền chủ những vị cai quản đất giúp gia đình ăn ở yên ổn.
3. Thờ gia tiên: Nên thờ cả cha mẹ đẻ và cha mẹ vợ.
Tìm hiểu về bát hương nhập trạch về nhà mới.
Ai là người có thể bốc bát hương: Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, Trụ trì chùa Một Cột (Ba Đình, Hà Nội) cho hay: ai cũng có thể bốc được bát hương, nhưng sẽ là tốt nhất nếu đó là người trong gia đình, có thể là vợ hoặc chồng hay bố mẹ, ông bà.
CLICK XEM BẢNG BÁO GIÁ đồ thờ cúng bát tràng cao cấp
1. Bốc bát hương nhập trạch cần chuẩn bị những gì?
Dị hiệu.
Di hiệu gồm có tờ hiệu và bộ thất bảo.
a/ Tờ hiệu: viết trên giấy vàng, chữ đỏ, có ghi tên gia chủ.
b/ Bộ Thất bảo là 7 thứ quý mà người xưa coi trọng : vàng, bạc, mã não, san hô, hổ phách, xà cừ, trân châu (dùng để trang điểm hoặc khảm vào đồ dùng trong nhà). Không nên sử dụng tiền giấy. Đối với Đạo phật việc thờ phượng mang tính chất giáo dục nhiều hơn là để tưởng nhớ đến người đã khuất, đạo phật hướng con người đến tinh thần yêu nước, tránh u mê với việc vàng mã. Vàng mã được sử dụng chủ yếu trong đạo giáo.
b/ Chọn bát hương nào phù hợp?
– Tùy vào tình hình tài chính của gia đình quý khách để lựa chọn các loại bát hương khác nhau. Trên thị trường có các loại bát hương như sau: Bát hương gỗ, bát hương đồng, bát hương bằng sứ.
– Tránh chọn nhiều đồ đồng quá trên ban thờ cần có sự cân bằng trên ban. Hai sản phẩm đồng và gỗ có giá thành khá cao, nếu điều kiện không cho phép quý khách nên chọn sản phẩm bát hương gốm sứ Bát Tràng với mẫu mã đang dạng và giá thành phải chăng. Các mẫu bát hương bát tràng như sau:
!!!!XEM THÊM MẪU BÁT HƯƠNG BẰNG CÁCH CLICK VÀO ẢNH BÊN DƯỚI !!!!
CLICK XEM BẢNG BÁO GIÁ đồ thờ cúng bằng sứ
3) Tiến hành bốc bát hương nhập trạch
Lần lượt đếm và bốc tro đến khi gần đầy miệng bát. Khi bốc nên bốc từng nắm cho vào đầy và lắc san sang hai bên cho đều tạo đỗ xốp dễ sử dụng hương sau này. Tránh ấn hay nén tro.
Trước khi bốc bát hương quý khách nên thỉnh trên trước.
Sau cùng là đọc Kinh hay Chú Mật Tông để an vị bát nhang.
Lúc an vị cần đặt bát hương ngay ngắn sao cho mặt nguyệt (lưỡng nghi) nằm trên trục vuông góc với bàn thờ và theo hướng bàn thờ và bát nhang chính ở vị trí giữa (so với 2 cạnh bên bàn thờ).
Bát hương thần linh ở giữa, bát hương bà cô ở tay trái từ trong nhìn ra, bát hương gia tiên bên tay phải.
Sử dụng bát hương: Khi đã bốc xong, gia chủ phải đặt bát hương nơi bàn thờ sạch sẽ, không nên để uế tạp.
Mỗi khi sắp xếp lại ban thờ (thường vào 23 đến 30 tháng Chạp) phải khấn vái, xin phép và chỉ được di chuyển bình hoa, chén nước, đỉnh đồng, đèn,…
Còn bát nhang, bài vị đã định vị thì không được xê dịch. Khi vệ sinh bát nhang, bài vị phải lấy tay giữ không cho xoay rồi lấy khăn sạch, ẩm, phun rượu cho pha gừng giã nhỏ, nước hoa lau cho sạch.
Đồng thời, khi chân nhang quá nhiều cần rút bớt, nhớ để lại 3-5 chân. Những chân nhang đã nhổ cần đem đốt, thả tro xuống sông suối.
Bát nhang bỏ đi (ví dụ bát nhang của ban thờ vong) cần thả xuống sông suối (tốt nhất là đặt trên miếng xốp nổi), tránh vất nơi uế tạp.
4) Đặt bát hương lên bàn thờ :
Bát hương bốc xong đặt lên bàn thờ thì thắp hương ngay. Nên thắp hương khoảng 1 tuần đầu. Cứ sáng dậy thắp một nén hương, đốt một ngọn nến nhỏ (hoặc đèn dầu), rót một chén nước sạch rồi cầu người được thờ về phù hộ cho. Tối lại thắp hương trước khi đi ngủ. Đồ lễ có hay không, nhiều hay ít không quan trọng. Vấn đề là phải có tâm thành. Không cần thắp hương liên tục suốt ngày đêm. Nếu để hương vòng liên tục thì mỗi sáng và tối vẫn phải thay nước, thắp 1 nén hương và lễ cầu một lần. Nếu là bàn thờ mới đặt lần đầu thì cần thắp hương khoảng 21 ngày đầu như trên. Nếu bát hương bốc ở nhà thầy, hoặc ở chùa thì cần trịnh trọng rước bát hương về, không được xô bồ cẩu thả trong việc vận chuyển bát hương. Cần chọn ngày đặt bàn thờ, nhưng không cần chọn ngày bốc và đặt bát hương.
Bát hương trên bàn thờ quan trọng là cao thấp, không trọng to nhỏ sang hèn. Bát hương thờ Phật, Thần linh, Thổ công phải cao nhất, rồi đến Gia tiên đại nội, rồi đến bà cô ông mãnh. Số lượng nhiều ít chẵn lẻ đều được. Vấn đề là làm sao để không quá phức tạp mỗi khi thắp hương. Không nên tách ra quá nhiều bát hương sẽ vất vả mối khi thắp hương. Thí dụ Bà cô tổ 4 đời (là ở đời Kỵ nội mình) cùng với Đại nội vào một bát hương (cả cha mẹ mình). Tất cả bà cô ông mãnh vào một bát hương. Không nên tách ra từng người. Nhưng nếu thích thờ riêng ai thì cần có bát hương cho người đó.
Theo Đại đức Thích Tâm Kiên, trong tháng 12 âm lịch năm Giáp Ngọ, các giờ 8g ngày 10/12 âm lịch (thứ 5), 14g ngày 14/12 âm lịch (thứ 2), 14g ngày 16/12 âm lịch (thứ 4), 16g ngày 17/12 âm lịch (thứ 5), 15 – 17g ngày 18/12 âm lịch (thứ 6), 12g ngày 20/12 âm lịch (chủ nhật), và 8g 21/12 âm lịch (thứ 2) và ngày 23 tháng Chạp thì có thể tiến hành nhổ chân hương và thay bát hương.
Đối với mỗi gia đình khi chuyển về nhà mới thì cần nên biết đến tục lệ Bốc bát hương khi về nhà mới như thế nào ? để có những sự chuẩn bị tốt nhất cũng như thể hiện được những tập tục của người Việt Nam trong đời sống hằng ngày.
Nguồn tham khảo: https://batquai.org/p/boc-bat-huong-khi-ve-nha-moi-nhu-nao.html